[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt Sen

Từ xưa, ông bà ta đã biết được lợi ích khi ăn chân giò heo và cũng như những phân tích chi tiết về 2 loại thực phẩm chân giò và hạt sen trên, tôi nghĩ anh chị đã phần nào hiểu được lý do món ăn này giàu dinh dưỡng bởi nó được kết hợp từ 2 thứ vô cùng tốt cho sức khỏe còn người, bên cạnh đó chúng còn cân bằng được vị của nhau trong món ăn được chế biến ra.
[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt Sen

1. Món Chân Giò hầm Hạt Sen là gì?

Từ lâu các món canh hầm luôn được biết đến là một món ăn không chỉ đem lại giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn được đánh giá cao trong việc sử dụng để phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó đây còn là món ăn phù hợp với mọi đối tượng. Chân giò hay sú giò/giò lợn hay gọi đơn giản là giò hay giò hầm là một món ăn thông dụng được chế biến từ nguyên liệu là giò của heo bằng phương pháp hầm. Phần giò này được lấy từ cổ chân trong đó có khớp giữa xương chày/xương mác đến móng chân. Chân Giò Heo hầm là món ăn phổ biến được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Nếu anh chị đang muốn làm mới thực đơn cho bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn và không kém phần dinh dưỡng nhưng vẫn chưa biết về những món ngon từ chân giò, thì hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến anh chị một món ăn cụ thể có tên gọi là Chân Giò hầm Hạt Sen.

1.1. Lợi ích của việc ăn Hạt Sen

Hạt Sen vốn được biết có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.

Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước, khoáng chất khác. Theo kết quả nghiên cứu, trung bình cứ 100 gam hạt sen khô có thể cung cấp khoảng 18g protein chất lượng cao và chất xơ. Đặc biệt, hạt sen không chứa đường mà lại có hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.

Hạt sen tốt cho người bệnh tiểu đường

Do hạt sen ít calo nhưng lại rất giàu chất xơ nên có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, đối với bệnh nhân bị tiểu đường nên dùng một lượng vừa đủ hạt sen một cách thường xuyên để duy trì sức khỏe. Hạt sen được coi là một loại thức ăn vặt lành mạnh và ngon miệng cho những người bị tiểu đường.

Hạt sen giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể

Thành phần của hạt sen có chứa các enzyme chống lão hóa làm chậm quá trình lão hóa và sửa chữa các protein bị tổn thương. Do đó, sử dụng hạt sen thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cải thiện tuổi thọ mà không cần phải sử dụng các loại kem chống lão hóa. Dựa trên hàm lượng các enzyme có trong hạt sen các nhà nghiên cứu tìm ra các phương pháp khác nhau để sử dụng hạt sen trong công nghiệp mỹ phẩm và chăm sóc da. Dù vậy, ăn hạt sen vẫn tốt hơn sử dụng các loại mỹ phẩm này.

[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenHạt Sen có nhiều công dụng và giải nhiệt cho cơ thể

Hạt sen giúp trị bệnh lẫn ở người già

Trong Đông y, bệnh lẫn là chứng bệnh làm cho người già cảm thấy đờ đẫn, choáng váng, mất ngủ, nhanh quên. Bệnh lú lẫn ở người già khá nguy hiểm, bệnh tiến triển làm họ không xác định được không gian và thời gian, làm mất khả năng nhận biết, không nhớ thông tin gì về người thân, mất phương hướng và không còn khả năng suy nghĩ ra quyết định. Các món ăn được chế biến từ sen giúp dưỡng tâm khí cho người cao tuổi, chữa bệnh lẫn rất hiệu quả.

Hạt sen giúp cải thiện vị giác

Hạt sen là một trong những thực phẩm hữu ích có tác dụng giúp người ốm lấy lại được cảm giác thèm ăn, hiệu quả trong việc cải thiện vị giác. Ngoài ra, hạt sen cũng giúp duy trì sự phát triển khỏe mạnh của thận, ngăn ngừa tình trạng viêm đường niệu do các vấn đề bệnh lý hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Không chỉ được biết đến với việc nấu đa dạng các món chè, món ngọt giải khát mà Hạt Sen còn rất đa dụng trong việc kết hợp với các món ăn chính để tăng thêm độ dinh dưỡng cũng như là phục hồi sức khỏe. Hạt sen có vị ngọt, tính bình và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo Đông y thì hạt sen không chỉ là món ăn ngon, bổ, mà còn là vị thuốc quý, có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước… đặc biệt những nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen còn có tác dụng rất lớn trong việc chống lão hóa và tăng cường sức khỏe người cao tuổi như tôi đã đề cập qua phía trên. Ngoài ra còn có một sự thật mà tôi nghĩ khá nhiều anh chị thắc mắc rằng, tại sao các món canh hầm cho những người bệnh đang cần bổ sung năng lượng hay được nấu kèm hạt sen. Bởi vì Hạt Sen còn có khả năng kích thích vị giác, nó sẽ giúp anh chị có khẩu vị hơn trong quá trình ăn uống phục hồi cơ thể.

1.2. Công dụng khi ăn Chân Giò

Chân giò heo là khúc thịt được tính từ khớp gối đến phần móng lợn. Móng giò có nhiều da và nhiều gân, ít thịt nhưng thịt rất sệt, da giòn. Thịt mỡ ở móng giò khi ăn không quá béo. Chân giò khi hầm, kho, hấp hay nấu đông…đều có mùi vị thơm ngon và có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Việc hầm giò heo thường phải công phu và mất thời gian để có thể ninh nhừ nguyên liệu này cho chín mềm đều từ trong ra ngoài. Ngoài món chân giò hầm là phổ biến thì chân giò còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon như: Giò heo chua ngọt, là một món ăn nguội, để ăn dần trong 15 ngày không hư, dùng như một món ăn khai vị hay món nhậu cho vui miệng những ngày xuân. Giò heo chiên muối có độ giòn rụm của da, béo ngậy của mỡ, mặn mòi của thịt nạc. Hương vị quyện vào nhau, tùy theo mỗi nơi người ta có cách làm món giò heo chiên muối khác nhau. Có nơi dùng đùi heo (loại vừa, đã rút xương, không quá lớn). Bắp giò heo chiên giòn, giò heo kho cay. Giò heo thui (nướng vàng).

Theo dinh dưỡng học hiện đại, cứ trong mỗi 100g chân giò lợn có chứa khoảng:

  • 17,7g protid.
  • 12,9g lipid.
  • 14 mg Ca, 288 mg Photpho.
  • 2,5 mg Fe.
  • 0,53 mg Vitamin B1.
  • 0,22 mg Vitamin B2.
  • 5,2 mg Vitamin B3.
[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenPhần thịt Chân Giò được ưa chuộng để chế biến các món ăn

Với bảng thành phần dinh dưỡng trên đã đủ khẳng định rằng Chân Giò là một loại thức phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng và nên bổ sung trong một số bữa ăn để tẩm bổ cho người thân trong gia đình. Nhờ hàm lượng đạm, các loại vitamin tốt cho cơ thể cũng như có chứa các chất như Cysteine, myoglobin và giàu collagen. Chân giò hoàn toàn được nghiên cứu ra rằng có thể hỗ trợ phục hồi một số căn bệnh đối với những cơ thể đang mất đi sức đề kháng như:

  • Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo.
  • Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn.
  • Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.
  • Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
  • An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

2. Tại sao nên ăn món Chân Giò Hầm Hạt Sen?

2.1. Tác dụng món Chân Giò Hầm Hạt Sen

Từ xưa, ông bà ta đã biết được lợi ích khi ăn chân giò heo và cũng như những phân tích chi tiết về 2 loại thực phẩm chân giò và hạt sen trên, tôi nghĩ anh chị đã phần nào hiểu được lý do món ăn này giàu dinh dưỡng bởi nó được kết hợp từ 2 thứ vô cùng tốt cho sức khỏe còn người, bên cạnh đó chúng còn cân bằng được vị của nhau trong món ăn được chế biến ra. Bên cạnh với các bà mẹ mỉm sửa, món ăn từ chân giò heo còn thân thuộc hơn nữa vì không chỉ giúp mẹ nhiều sữa hơn khi cho con bú, mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của các bé. Đến ngày nay, chân giò heo ngày càng phổ biến hơn nữa với mọi bữa ăn của các gia đình mà thậm chí ở các hàng quán, đây còn là món khoái khẩu, đặc trưng thu hút nhiều khách hàng. Vậy tại sao nên ăn món Chân Giò Hầm Hạt Sen đến vậy?

Chân giò heo hay còn gọi là giò lợn, thuộc phần chi trước và chi sau của con heo. Mỗi con heo có 4 chân giò. Chân giò có cả phần da bên ngoài, thịt và gân bao quanh xương. Khi ăn chân giò heo anh chị sẽ không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon, mềm ngọt mà còn được cung cấp một lượng giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn. Theo Ðông y chân giò tính bình, khỏe lưng gối, lợi dịch vị, kích thích tiêu hoá, lưu thông huyết mạch, trơn da thịt, người béo lên, làm sữa dồi dào, giúp sản phụ chóng lành vết thương. Hạt sen có vị ngọt, tính bình, bổ tâm (tim), an thần, bổ tỳ (lá lách) giúp ăn ngon, ngủ tốt. Hai loại nguyên liệu trên kết hợp với nhau thành món ăn dùng cho người mới sinh ít sữa, sức khỏe yếu, có công hiệu cao. 

Món ăn này thì không cần bàn cãi về độ tốt cho sức khỏe, có công dụng an thần, dễ ngủ, tốt cho phụ nữ sau sinh. Đối với người bị chứng mất ngủ, có thể ăn món này 2 - 3 lần/tuần. Thay vì chỉ phụ thuộc vào các loại thuốc, với vài bước nấu đơn giản tại nhà mà tôi sẽ hướng dẫn phía dưới, anh chị đã có món ăn ngon, vừa có tác dụng bồi bổ cho cơ thể lại chữa chứng bệnh mất ngủ. Chân Giò Hầm Hạt Sen là món ăn giúp bổ dưỡng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cảm cúm rất thích hợp ăn vào thời tiết giao mùa.

2.2. Những ai nên ăn món Chân Giò hầm Hạt Sen

Chân giò vốn dĩ đã là một món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vô cùng phù hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú, người cần bồi bổ sức khỏe. Đây là loại thực phẩm rất giàu hàm lượng canxi, sắt và nhiều vitamin có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, sáng mịn, bổ tinh thận... nhưng hôm nay món ăn này có thể kết hợp thêm cùng hạt sen lại càng tăng thêm lợi ích cho sức khỏe, vừa nạp thêm năng lượng vừa có thể giải nhiệt cơ thể. Mặc dù đây là món ăn hầu hết mọi người đều có thể ăn được, thế nhưng những đối tượng dưới đây tôi nghĩ nên đặc biệt quan tâm đến món Chân giò hầm hạt sen này hơn vì chúng sẽ góp phần không ít trong quá trình tái tạo lại cơ thể.

[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenMón Chân Giò hầm Hạt Sen có mùi vị rất dễ ăn

Những người cần hồi phục sức khỏe

Chứa lượng chất dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng bồi bổ sức khỏe tốt vì vậy móng giò được sử dụng như một “thần dược” trong quá trình hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt trong việc “gọi sữa về” cho các mẹ thì không có thực phẩm nào có thể sánh được. Bên cạnh đó, Hạt sen là một trong những thực phẩm hữu ích có tác dụng giúp người ốm lấy lại được cảm giác thèm ăn, hiệu quả trong việc cải thiện vị giác. Ngoài ra, hạt sen cũng giúp duy trì sự phát triển khỏe mạnh của thận, ngăn ngừa tình trạng viêm đường niệu do các vấn đề bệnh lý hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Phụ nữ sau sinh

Sau khi vượt cạn một phần mất rất nhiều năng lượng và nước, một phần do quá trình mang thai khiến cơ thể mất rất nhiều chất nên cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình hồi phục, cũng như có sữa nhiều hơn cho con bú. Chân giò có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất, hồi phục tế bào nhanh chóng, những người trong quá trình hồi phục sức khỏe sau khi mổ nên ăn nhiều chân giò để hồi phục sinh lý. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng: người già và người gầy yếu nếu có thể bổ sung được món chân giò sẽ cải thiện được chức năng tích nước kém của các tế bào mô, thúc đẩy quá trình tạo hemoglobin và hồng cầu. 

Điều trị bệnh suy nhược thần kinh

Chân giò heo có tác dụng rất rõ rệt trong việc chữa trị bệnh suy nhược thần kinh, cải thiện trạng thái trầm cảm. Chúng còn giúp điều hòa dinh dưỡng, kích thích não bộ và hệ thần kinh hoạt động một cách linh hoạt, ổn định. Do đó, móng giò được dùng như một dược phẩm giúp điều trị bệnh suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó Hạt sen cũng không kém phần trong việc điều chỉnh hiệu quả để anh chị có giấc ngủ ngon hơn. Nên kết hợp cả chân giò lẫn hạt sen trong việc chế biến món ăn để phát huy tác dụng giúp người dùng an thần và thư giãn, dễ ngủ và nó cũng được coi là bài thuốc tại nhà hiệu quả để điều trị chứng mất ngủ. 

3. Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt Sen

Đầu tiên để nấu món Chân Giò hầm, anh chị nên chọn mua hẳn phần chân giò sau vì chân giò sau thường có nhiều thịt, khi ăn vào giòn nhưng không bị ngấy và có giá trị dinh dưỡng cao hơn chân giò trước. Dùng tay ấn vào để thử độ đàn hồi, nếu cảm giác thấy miếng thịt khô và có độ đàn hồi tốt thì đó là chân giò mới. Quan sát xem phần móng giò có còn nguyên vẹn hay không và chú ý màu sắc của móng, móng phải có màu hồng nhạt và khi ngửi không có mùi hôi thối mới là chân giò ngon. Về phần Hạt sen thì chọn lựa cũng đơn giản hơn, anh chị nên mua hạt sen vẫn còn tâm sen bởi tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh và an thần.

Có thể anh chị sẽ quan tâm: 1Kg Hạt Sen giá bao nhiêu?

3.1. Công thức nấu món canh Chân Giò Hầm Hạt Sen

Sau khi tôi đã điểm qua một vài lợi ích cũng như những giá trị dinh dưỡng từ món ăn Chân Giò hầm Hạt Sen, chắc hẳn các anh chị cũng đang rất mong muốn biết được công thức của món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn này. Hãy theo chân tôi vào bếp chỉ với những nguyên liệu dễ dàng tìm thấy tại các điểm bán để phục vụ cho việc nấu món chân giò hầm hạt sen.

[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenMón Chân Giò Hầm Hạt Sen nấu canh bồi bổ cơ thể

Nguyên liệu để nấu món Chân Giò Hầm Hạt Sen cần có:

Dưới đây sẽ là lượng nguyên liệu cơ bản dành cho khẩu phần gia đình từ 3-4 người ăn, anh chị cần chuẩn bị:

  • 500 gram phần thịt giò heo.
  • 5 gram nấm hương (tùy cá nhân gia đình có thích ăn thêm nấm không).
  • 100 gram hạt sen.
  • 100 gram cà rốt.
  • Hành lá, ngò rí.
  • Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, nước mắm.

Cách nấu món canh Chân Giò Hầm Hạt Sen:

Sơ chế nguyên liệu: Chân giò heo sau khi mua về, anh chị rửa sạch (có thể rửa bằng muối, rượu hoặc giấm để vơi bớt mùi tanh và hôi từ phần chân giò), sau đó cạo sạch lớp bẩn bên ngoài chân giò. Trụng sơ chân giò bằng cách bắc một nồi nước, cho chân giò vào nấu đến khi chân giò săn lại. Vớt chân giò ra và rửa sạch lại với nước lạnh. Cho 1 lít nước vào nồi, cho phần chân giò vừa rửa sạch vào cùng. Nấu chân giò trong vòng 30 phút để thịt chín dần, để lửa vừa đều để tránh cạn nước.

Hạt sen và nấm trước khi sử dụng, cần ngâm qua nước lạnh từ 1 giờ đến 2 giờ. Sau khi hạt sen và nấm nở, vớt ra để ráo. Cho hạt sen vào nồi cùng 400ml nước và nấu trong vòng 20 phút. Nấm rửa sạch với nước và vắt cho ráo nước. Cà rốt thái khoanh nhỏ cho vừa ăn. Cuối cùng, anh chị băm nhuyễn hành lá là hoàn thành được bước sơ chế đầu tiên.

Nấu và hoàn thành món Chân giò hầm hạt sen: Cho 1 thìa cà phê muối và 1 thìa canh hạt nêm vào nồi chân giò để chân giò thấm gia vị. Cho cà rốt vào hầm cùng chân giò. Sau khi chân giò mềm, cho nấm hương, hạt sen vào. Nêm nếm gia vị gồm: 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm. Hầm đến khi chân giò cùng các nguyên liệu chín mềm. Cho hành lá vào để hoàn thiện món canh. Anh chị có thể trang trí món ăn bằng một vài cọng ngò rí.

Món chân giò hầm hạt sen là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Để tận hưởng được hết hương vị của món ăn, gia đình anh chị nên ăn lúc còn nóng. Chân giò béo, thơm, giòn sật ăn cùng với hạt sen, nấm hương, cà rốt sẽ làm tăng thêm hương vị của nó. Nước canh đậm đà, có vị béo của chân giò, cùng vị ngọt thanh từ các nguyên liệu khác như củ quả sẽ tạo ra độ cân bằng trong món ăn. Món ăn này rất bổ dưỡng để anh chị bồi bổ sức khỏe cho gia đình mình đấy.

3.2. Công thức nấu món om Chân Giò Hầm Hạt Sen

Nguyên liệu để nấu món Chân Giò Hầm Hạt Sen cần có:

  • Móng giò heo 400gram. 
  • Nấm hương tươi 100gram (anh chị có thể sử dụng nấm hương tươi hoặc nấm hương khô đều được, nên chọn loại chắc, không đứt gãy, màu sáng, không có vết mốc màu trắng,tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi ôi, bị nhớt. Nếu thấy nấm màu nâu đậm thì không nên mua, vì có thể đây sẽ là loại nấm độc).
  • Hành tím băm 10gram.
  • Hạt nêm 1/2 muỗng canh.
  • Đường 1 muỗng canh.
  • Nước tương 3 muỗng canh.
  • Dầu hào 1 muỗng canh (nên sử dụng dầu hào để tăng độ sệt phần nước súp).
  • Muối 1/2 muỗng cà phê.
  • Dầu ăn 1 muỗng canh.
[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenMón Chân Giò Om Hạt Sen vô cùng thích hợp đãi khách, thay dổi khẩu vị hàng ngày

Cách nấu món kho Chân Giò Hầm Hạt Sen:

Sơ chế chân giò: Chân giò mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa sạch xong, anh chị dùng dao chặt phần chân giò thành các miếng vừa ăn. Sau đó cho chân giò vào chần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi. Sau đó vớt ra cho vào thau nước đá khoảng 2 phút rồi vớt ra đem rửa giò heo lần nữa với nước sạch rồi để ráo.

Nấm hương tươi mua về đem ngâm với nước ấm khoảng 1 - 2 phút cho nấm sạch hết đất cát và mùn cưa. Sau đó cắt bỏ phần chân nấm. Anh chị cũng có thể rửa nấm hương với nước vo gạo hoặc muối để khử được mùi hăng của nấm và giúp nấm giữ được hương vị tự nhiên vốn có.

Nấu và hoàn thành món Chân giò Hầm Hạt Sen dạng kho sệt: Cho nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, rồi cho 10gram hành tím vào phi thơm. Khi hành tím đã dậy mùi, tiếp tục cho phần giò heo vào xào đều cho cho đến khi giò heo săn lại. Tiếp tục cho vào nồi 500ml nước rồi vặn lửa vừa để hầm chân giò. Dùng vá vớt bỏ bọt để nước dùng được trong. Cho vào nồi lần lượt: 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào, 1/2 muỗng cà phê muối, khuấy đều để gia vị hòa tan. Khuấy xong, đậy nắp nồi lại rồi ninh chân giò 40 phút để chân giò mềm. Sau 40 phút tiếp tục cho phần nấm hương vào, đậy nắp và ninh thêm 20 phút cho đến khi nước dùng cạn sệt lại là hoàn thành. Món ăn này được khuyến khích ăn kèm 1 ổ bánh mì nóng giòn sẽ vô cùng bắt vị, là món ăn vô cùng thích hợp không chỉ để bồi bổ gia đình mà chiêu đãi khách cũng không kém phần tươm tất.

3.3. Cách thưởng thức món Chân Giò hầm Hạt Sen ngon

Đừng bỏ phần nước canh khi hầm

Trong khi các món khác mọi người đều cố gắng ăn tất cả thì đến món canh lại chỉ ăn cái và hầu như bỏ lại phần nước. Các chuyên gia đã phân tích và chỉ ra rằng, khi bạn nấu món canh càng lâu, nhất là các món canh hầm thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong cái sẽ bị ép ra ngoài và hòa tan trong nước. Lúc đó, các chất dinh dưỡng và protêin còn lại trong cái chỉ khoảng 5%. Vì vậy, tôi khuyến cáo là anh chị nên chú trọng uống phần nước canh và không nên đổ bỏ mất phần nhiều dinh dưỡng nhất. Hơn nữa, vì ở dạng lỏng nên các chất dinh dưỡng ở trong nước canh được hấp thụ dễ dàng hơn, nhanh hơn và tốt hơn. Và nước canh khi hầm cũng dễ dàng thưởng thức cho người đang bệnh, họ sẽ dễ dàng trong việc ăn uống bồi bổ cơ thể.

[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenMón Chân Giò Hầm Hạt Sen ăn nóng sẽ càng tăng phần hấp dẫn

Đừng nấu món Chân Giò hầm Hạt Sen quá lâu

Những món canh như món Chân Giò hầm Hạt Sen được nấu từ hạt sen và chân giò là chủ yếu, về nguyên tắc là không nên ninh/nấu quá lâu. Mặc dù nấu càng lâu thì hàm lượng dinh dưỡng ép ra từ cái càng nhiều nhưng cũng chính trong thời gian sôi lâu dài ấy, các vitamin và protein trong nước bị phá hủy càng nhiều. Tôi biết rằng một số anh chị còn thích cho vào canh những thứ như nhân sâm hay thảo quả…nếu ninh lâu như vậy chất bổ sẽ biến mất hết. Chính vì vậy, có những nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian nấu canh lí tưởng là 40 phút. Và với những canh rau, củ, quả bạn nên đậy vung khi nấu để tránh vitamin bay mất theo hơi nước. Để tránh bị củ, quả màu xanh bị ngả vàng khi đậy vung, anh chị nên thả vào nước nấu canh một ít muối trắng trước khi nấu sẽ giữ được màu xanh nõn ngay cả khi nồi bị đậy kín để đảm bảo đẹp mắt.

Không phải đối tượng nào cũng nên bồi bổ bằng Chân Giò hầm Hạt Sen

Món Chân Giò hầm Hạt Sen là một món có hàm lượng dinh dưỡng cũng như lượng đạm khá cao. Một số anh chị vẫn hay nghĩ rằng những loại thịt, xương của bò, gà, lợn giàu dinh dưỡng nên ăn nhiều là tốt. Trên thực tế không phải vậy, chuyện gia đã chứng minh những món canh ấy thường được đun lâu hơn canh bình thường, hàm lượng dinh dưỡng từ cái cũng nhiều hơn canh rau bình thường, đặc biệt là về các loại protein, carnosine, purine, gốc nitơ tự do, axit amin…mà những chất này nếu hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn tới tăng acid uric trong máu gây bệnh gout (bệnh gút). Vì vậy, đừng nên cho bệnh nhân tiểu đường, gout ăn nhiều các loại canh quá giàu dinh dưỡng, chất béo này sẽ khiến gan, thận của họ hoạt động quá tải khi đang bị tổn thương.

Ăn món canh hầm khi còn quá nóng

Khoang miệng và dạ dày chỉ có thể chịu mức nhiệt tối đa là 60 độ C. Thế nên nếu như bạn cứ uống những thức canh quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc và về lâu dài làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Với canh hoặc súp bạn nên để nguội bớt, tốt nhất là ấm ấm uống là ngon nhất và đảm bảo nhất.  

4. Cần lưu ý gì khi nấu món Chân Giò hầm Hạt Sen

Mặc dù giàu dinh dưỡng là thế, thế nhưng món ăn thông dụng như chân giò cũng cần lưu ý một số thức ăn cấm kỵ không nên dùng kèm như: Gan dê, gừng sống, đậu nành, rau ngò, thịt bò. Không những nên tránh những nguyên liệu cấm kỵ trên mà những người sau đây nếu mắc phải những căn bệnh này tuyệt đối không ăn các món có chân giò.

Đối với người bị viêm gan mãn tính

Khi tế bào gan bị tổn thương, sẽ dẫn đến sự viêm nhiễm, tình trạng này kéo dài trên 6 tháng sẽ được coi là viêm gan mạn tính. Khi gan bị viêm mạn tính người bệnh sẽ có những biểu hiện như suy nhược cơ thể, vàng da, vàng mắt, có thể là mẩn ngứa, nổi mụn nhọt,… Thông thường viêm gan là do sự rối loạn về trao đổi chất, hệ thống tuần hoàn của gan bị rối loạn, virus viêm gan gây nên,…

Nếu ăn chân giò thì lượng dinh dưỡng lớn của chân giò khi vào cơ thể sẽ làm sự rối loạn chất trở nên trầm trọng, các chất béo không có lợi cho cơ thể sẽ làm bệnh nặng nề hơn. Do đó, những người bị viêm gan không nên ăn chân giò hay những món ăn có chân giò trong thời điểm bị bệnh.

[Hướng Dẫn] Cách làm món Chân Giò Hầm Hạt SenMặc dù Chân Giò heo vô cùng tốt nhưng nên kiêng kỵ một vài điều

Đối với người bị sỏi thận

Đây là căn bệnh rất thường gặp trong các bệnh thuộc đường tiết niệu. Bệnh thường khởi phát do sự rối loạn trong trao đổi chất khoáng ở hệ tiết niệu. Những chất phải hòa tan và đào thải qua đường tiểu nhưng lại tích tụ lại thành sỏi trong thân. Bên cạnh đó việc nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể cũng là một nguyên nhân khiến bạn mắc sỏi thận.

Trong khi chân giò lại là thực phẩm chứa nhiều chất béo, dinh dưỡng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh sỏi thận nếu ăn chân giò thì bệnh sẽ càng tệ hơn.

Đối với người thừa cân hoặc béo phì

Người thừa cân, béo phì đương nhiên sẽ có lượng mỡ dư thừa và việc bổ sung thêm dinh dưỡng, chất béo trong chân giò là điều không cần thiết, hơn nữa nó sẽ khiến bạn tăng cân nhiều hơn. Do đó, loại chân giò ra khỏi thực đơn của người bệnh béo phì, thừa cân. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm rau củ quả, vitamin, nên hạn chế tối đa những chất béo để giảm cân nặng và đảm bảo sức khỏe của bạn.

Thanks for your reading !
from Hạt Điều Bác Tâm with 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

[Nổi Bật] 1Kg Hạt Sen giá bao nhiêu?

[Nổi Bật] 1Kg Hạt Sen giá bao nhiêu?

Ở Việt Nam ta hoa sen được trồng rải rác ở khắp các tỉnh thành, phổ biến nhất là sen Đồng Tháp, sen Huế và sen Hưng Yên. Củ sen, thân sen mọc ở dưới nước còn những chiếc lá sen, hoa sen và đài sen lại mọc trên mặt nước. Nụ sen bắt đầu ra hoa vào mùa hè, 2 – 3 tháng sau đó cũng là vụ thu hoạch của hạt sen. Hạt sen sau khi trưởng thành thường có màu đen, khá cứng. Bên trong hạt sen là thịt sen màu trắng và tim sen màu xanh.
[Hướng Dẫn] Cách làm và Bảo quản Mứt Hạt Sen

[Hướng Dẫn] Cách làm và Bảo quản Mứt Hạt Sen

Hạt Sen còn được xem là đặc sản ở cố đô Huế. Hạt sen là món ăn nổi tiếng nhất nhì xứ Huế thơ mộng. Có lẽ khi nhắc đến các món đặc sản của cố đô Huế, người ta không thể quên được một món ăn đậm chất dân dã của Việt Nam đó là món mứt hạt sen được làm từ những hạt sen to, có màu trắng đục, đều màu, chắc, mùi thơm dịu, vị ngọt thanh, đặc biệt khi làm không bị nát, ăn khá dẻo.
[Hướng Dẫn] Chọn Nguyên liệu và Cách nấu Cháo Hạt Sen

[Hướng Dẫn] Chọn Nguyên liệu và Cách nấu Cháo Hạt Sen

Món cháo Hạt Sen này không chỉ dành cho người lớn mà trẻ em bước vào giai đoạn ăn dặm cũng hoàn toàn có thể ăn món này được bởi sự lành tính của nó đối với hệ tiêu hóa. Anh chị có thể tăng cường sử dụng hạt sen trong thực đơn của trẻ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Hạt sen chứa rất nhiều canxi, điều này vô cùng có ích cho việc phát triển xương và răng của các bé.