1. Cháo Hạt Sen có gì đặc biệt?
1.1. Dinh dưỡng có trong Hạt Sen
Ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, cây sen được biết đến như một loại dược liệu y học cổ truyền có giá trị cũng như một nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực. Cây sen thuộc họ sen súng và có tới hơn 100 loài sen. Tuy nhiên loài sen phổ biến nhất là sen trắng đơn hoa, mỗi bông có khoảng 24 cánh. Các loài sen khác như sen kép, mỗi bông có thể có tới trên 100 cánh, thường có màu sắc hồng và đỏ.
Một số nghiên cứu đã phát hiện nhiều công dụng của sen. Ngoài những tác dụng quen thuộc như giảm đường trong máu, giảm cholesterol… thì anh chị cũng biết đấy, các bộ phận của cây sen còn có nhiều công dụng khác hơn mà hôm nay tôi sẽ đề cập chủ yếu cụ thể là Hạt sen.
Hạt Sen còn gọi là liên nhục, có vị ngọt, tính bình và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo Đông y, hạt sen không chỉ là món ăn ngon, bổ, mà còn là vị thuốc quý, có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước… đặc biệt theo tôi tìm hiểu về những nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen còn có tác dụng rất lớn trong việc chống lão hóa và tăng cường sức khỏe người cao tuổi.
Theo như một số nghiên cứu thống kê cho thấy, cứ 28g hạt sen đem lại cho anh chị những thành phần dưỡng chất như:
- Calo: 25.
- Chất béo: 0,2mg.
- Carbohydrate: 4,9mg.
- Natri; 0,3mg.
- Kali: 104mg.
- Protein: 1,2g.
Các hàm lượng như protein hay kali chứa trong hạt sen rất đáng kể. Mà như anh chị biết đấy, kali là khoáng chất với tỷ lệ chiếm nhiều thứ ba trong cơ thể. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh chất lỏng, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh và điều chỉnh các cơn co cơ bắp. Khoảng 98% kali trong cơ thể được tìm thấy trong các tế bào. Trong đó, 80% được tìm thấy trong tế bào cơ, 20% còn lại có ở trong xương, gan và hồng cầu. Khi ở trong cơ thể, khoáng chất này hoạt động như một chất điện giải. Khi ở trong nước, chúng hòa tan thành các ion có khả năng dẫn điện, cơ thể chúng ta sử dụng loại điện này để kiểm soát một loạt các quá trình, bao gồm quá trình cân bằng chất lỏng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co thắt cơ bắp.
Muốn biết một món ăn có tốt hay không một cách khoa học thì anh chị chỉ cần đánh giá khách quan nhanh nhất thông qua bảng thành phần chứa trong đấy. Hạt Sen còn là một trong số ít những loại hạt được xem là thực phẩm có tính bình giải nhiệt cao. Thế nên để cơ thể luôn giữ được nhiệt lượng tốt cũng như cân bằng với hàng ngàn món ăn đầy dầu mỡ đang thịnh hành ngoài kia, anh chị hãy cho gia đình mình những bữa ăn có thêm hạt sen vào nhé!
1.2. Tại sao nấu cháo nên cho Hạt Sen vào?
Món cháo thông thường vốn dĩ đã tốt cho hệ tiêu hóa và luôn được đề xuất là món ăn hỗ trợ tốt cho người đang cần hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó thì món cháo cũng thường xuyên được sử dụng cho trẻ bắt đầu tập ăn. Và trước khi đến bước tìm hiểu về cách nấu cháo hạt sen sao cho thật ngon và tốt cho sức khỏe, anh chị cũng cần biết thêm những lợi ích từ Hạt sen - nguyên liệu giá rẻ mà chất lượng cao này:
- Ngoài cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động, hạt sen còn bổ sung canxi, một dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ.
- Loại hạt này cũng không chứa gluten, giúp chúng trở thành một trong những loại thực phẩm tốt đặc biệt cho trẻ nhỏ. Sở dĩ nói như vậy vì gluten là chất có thể gây dị ứng, đặc biệt với trẻ sơ sinh, thế nên các mẹ hãy yên tâm là cháo hạt sen cũng hoàn toàn phù hợp cho bé nhé.
- Là nguồn cung dồi dào protein giúp phát triển và nuôi dưỡng hệ cơ xương nên hạt sen được xem là loại thực phẩm bổ sung lý tưởng cho trẻ nhỏ.
- Loại hạt này chứa nhiều thành phần có đặc tính chống oxy hóa. Những chất này rất có lợi trong việc duy trì sức khỏe cho cơ thể đặc biệt trong thời kì dịch bệnh này, đồng thời bảo vệ các mỗi người chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
- Ngoài ra, hạt từ cây sen còn là nguồn cung dồi dào chất xơ, từ đó hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của của chúng ta.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra loại hạt này khi kết hợp với các thành phần khác có tác dụng chữa các vấn đề tiết niệu, cũng như viêm tiền liệt tuyến.
- Theo y học hiện đại, vị ngọt của hạt sen có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, làm ấm dạ dày và phòng ngừa tiêu chảy.
Như vậy, với những dưỡng chất trên, anh chị đã biết tại sao phải biết cách nấu thêm cháo hạt sen dinh dưỡng này cho gia đình rồi phải không nào.
2. Tác dụng của Cháo Hạt Sen
2.1. Những ai ăn được cháo Hạt Sen?
Người giảm cân ăn Hạt sen
Như anh chị đã biết, ăn cháo vốn dĩ đã ít năng lượng, thế nên nếu biết cách kết hợp thêm với hạt sen sao cho đúng sẽ tăng khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể một cách đáng kê. Để tôi nói về vấn đề ăn hạt sen có béo không thì từ hàm lượng calo trung bình được nêu ở trên, ăn hạt sen thường không gây béo nếu anh chị biết sử dụng hạt sen một cách hợp lý. Chưa kể trong hàm lượng dinh dưỡng của Hạt sen còn giàu chất xơ, canxi,… giúp anh chị ổn định hệ tiêu hóa, từ đó giúp đào thải mỡ thừa, chất độc ra ngoài cơ thể hiệu quả. Mặt khác, hàm lượng tinh bột vừa phải cùng lượng chất xơ có trong hạt sen giúp tạo cảm giác no bụng, từ đó giúp ngăn chặn mỡ thừa tích tụ vào cơ thể hiệu quả. Bởi vậy, ăn hạt sen có béo không thì câu trả lời là không hề béo.
Hạt Sen tốt cho bà bầu và thai nhi
Tôi hiểu hơn hết, bà bầu luôn là những người thiệt thòi khi phải bị mất ngủ hoặc thiếu ngủ liên tục có thể dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Hạt sen, đặc biệt là còn chứa tâm sen, vẫn còn mầm xanh ở giữa có thể giúp bà bầu xua tan nỗi lo này. Các mẹ hoàn toàn thể thể sử dụng riêng tâm sen mà không sử dụng phần thịt của hạt để khả năng trị mất ngủ được phát huy tối đa.
Bên cạnh đó, hạt sen còn là một trong những nguồn protein tốt giúp tăng cường sự phát triển của hệ thần kinh và não của thai nhi. Hạt sen được các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo sử dụng đối với phụ nữ mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh bởi nó cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cũng như các thành phần vitamin và khoáng chất rất phong phú. Hàm lượng gluxit, protit và hàng loạt các vitamin nhóm A, C… có trong hạt sen mang đến tác dụng an thai, ngăn ngừa sảy thai; đồng thời giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi, giúp thai nhi được phát triển toàn diện.
Hạt Sen cân bằng lượng mỡ thừa trong cơ thể
Mỡ có thể tích tụ trong nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là gan do căng thẳng và lo lắng. Lượng mỡ tích tụ này được gọi là tạng mỡ và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Liên nhục có các đặc tính làm giảm mỡ máu và hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt sen chứa hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, nhờ vậy làm giảm lượng đường ở mức cao trong máu, giúp điều hòa chỉ số đường huyết. Bởi vậy, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên dùng hạt sen ít nhất 3 lần/tuần. Các khoáng chất có trong hạt như sắt, mangan, magie cũng là những loại khoáng chất quan trọng giúp giảm bớt các yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Thêm vào đó, hạt sen với hàm lượng chất xơ và các cacbonhydrat phức cũng góp phần trung hòa lượng cholesterol trong máu giúp ổn định phòng tránh nhiều biến chứng và bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, mỡ máu… Alcaloid chống co thắt và isoquinoline có trong tâm sen giúp mở rộng các mạch máu và làm giảm huyết áp.
2.2. Ăn cháo Hạt Sen cần lưu ý gì?
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh liên nhục có thể mang đến vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Hạt sen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại quá trình viêm nhiễm, lão hóa...Thế nhưng nếu không cẩn thận sử dụng rơi vào những trường hợp không mong muốn dưới đây có thể sẽ làm ảnh hưởng đến dức khỏe của bản thân chúng ta. Thế nên anh chị đặc biệt lưu ý giúp tôi những điều dưới đây nhé:
Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid, vì tâm sen có chứa độc tính, muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài. Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Trộn hạt sen quá nhiều để nấu cháo cho trẻ
Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
3. Cách nấu Cháo Hạt Sen
3.1. Chọn nguyên liệu nấu Cháo Hạt Sen
Cách chọn mua Hạt Sen ngon
Việc chọn được nguyên liệu tốt cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng của chén cháo và cách nấu cháo hạt sen cho bé. Chính vì thế, MarryBaby đã gợi ý những mẹo hữu ích để lựa chọn ra loại hạt sen tốt nhất cho bé yêu của anh chị.
Có thể anh chị quan tâm: Mua Hạt sen ở đâu uy tín?
- Nên mua hạt sen tươi từ những nguồn cung uy tín. Nếu có thể, hãy dùng loại hạt sen hữu cơ vì nó không chứa nhiều hóa chất gây hại.
- Khi mua ở siêu thị, anh chị cần kiểm tra hạn sử dụng và nên chọn gói nhỏ để mua.
- Độ ẩm được xem là nhân tố chính khiến hạt sen mau hỏng. Do đó, nếu chưa dùng ngay, anh chị nên bảo quản hạt trong các loại hộp kín.
- Đảm bảo nhặt sạch tim sen, loại bỏ sâu mọt trước khi chế biến để đảm bảo cách nấu cháo hạt sen cho con vừa ngon, vừa bổ.
- Khi chọn mua hạt sen tươi, hãy chọn loại hạt đã già có vẻ ngoài căng tròn, màu từ trắng ngà đến vàng đậm. Như vậy, cách nấu cháo hạt sen cho bé mới ngon. Sau khi nấu xong, hạt sen già sẽ có mùi thơm đặc trưng, vị đậm đà, nở đều không bị sượng.
Để sơ chế hạt sen, trường hợp dùng loại hạt tươi, anh chị cần lấy hết tâm sen để không bị đắng. Riêng với loại hạt khô, anh chị cần rửa sạch, ngâm qua đêm để khi nấu hạt nhanh nở.
3.2. Cách nấu Cháo Hạt Sen tại nhà
Sơ chế gạo và hạt sen trước khi nấu cháo hạt sen
Bước 1: Trộn gạo nếp với gạo tẻ.
Việc trộn gạo nếp với gạo tẻ này sẽ giúp cho món cháo của anh chị có hương vị thơm ngon hơn nhiều so với cách nấu thông thường. Gạo nếp với hương thơm đặc trưng, khi trộn vào sẽ giúp cho món cháo của anh chị có độ sánh dẻo, mềm mịn hơn. Nấu cháo trộn gạo nếp với gạo tẻ sẽ cho món cháo hương vị thêm thơm ngon, anh chị cũng có thể kết hợp gạo nếp với gạo tẻ để nấu cơm, sẽ làm cho mẻ cơm của anh chị ngon hơn. Vừa có độ tơi xốp của gạo tẻ, vừa có độ dẻo của gạo nếp
Bước 2: Rang hoặc ngâm gạo trước khi nấu cháo.
Một trong những bí quyết dùng gạo nấu cháo ngon mà các đầu bếp thượng hạng hay áp dụng chính là rang hoặc ngâm gạo. Việc rang hoặc ngâm gạo sẽ giúp nấu cháo nhanh nhừ, thơm ngon hơn, nhất là gạo rang khi nấu sẽ có hương vị cực kỳ ấn tượng. Nếu muốn rang gạo thì anh chị phải vo gạo sạch rồi để ráo nước, rang cho đến khi gạo chuyển màu từ trắng đục sang trắng trong thì ngừng lại.
Bước 3: Ngâm và rửa Hạt Sen.
Đối với Hạt sen thì anh chị chỉ cần sơ chế khá đơn giản, nếu sử dụng hạt sen tươi thì anh chị tách vỏ và rửa sạch. Còn Hạt sen khô thì anh chị nên ngâm với nước lọc khoảng 30 phút cho hạt sen có đọ mềm tương đối thì khi nấu sẽ ăn ngon hơn.
Bước 4: Nấu cháo bằng nước sôi
Bất kỳ ai cũng sẽ nấu cháo bằng nước lạnh và tình trạng hay gặp nhất là cháo dính vào đáy nồi. Việc sử dụng nước sôi để nấu cháo không chỉ giúp cháo nhanh chín, nhừ mà còn giúp tiết kiệm gas. Đây cũng là cách dùng gạo nấu cháo ngon mà các chị em nên bỏ túi để áp dụng.
Cách nấu Cháo Hạt Sen
Đa phần, anh chị khi nấu cháo sẽ cho tất cả các nguyên liệu vào ngay từ ban đầu để nấu và hầm trong thời gian dài. Tuy nhiên, cách dùng gạo nấu cháo ngon là anh chị nên nấu các nguyên liệu riêng biệt. Vì khi bỏ chung sẽ có nguyên liệu chín trước, nguyên liệu chưa chín, mà cháo sẽ bị đục và hương vị không ngon. Do đó, các anh chị nên nấu cháo riêng, những nguyên liệu khác như thịt, cá, hải sản, rau củ,... nên hầm riêng khi chín hoàn toàn thì mới cho vào chung với cháo và hầm thêm 10 phút rồi tắt bếp. Thế nên anh chị nên luộc Hạt Sen sơ qua một lượt sau đó khi cháo bắt đầu lăn tăn sôi sẽ cho hạt sen vào cùng thêm 10-15 phút tùy theo độ mềm hạt sen anh chị mong muốn rồi tắt bếp.
Một trong những điều quan trọng nhất trong cách dùng gạo nấu cháo ngon là khi nấu anh chị phải đảo đều tay. Khi khuấy đều tay sẽ giúp các hạt gạo không dính vào nhau, chín nhừ cũng như không bị dính nồi. Khi cháo bắt đầu sôi và chín nên đảo đều tay trong vòng 10 phút cho đến khi thấy sệt lại thì ngưng và tắt bếp.
4. Gợi ý một số cách nấu cháo với Hạt Sen
Tin vui cho các mẹ rằng, món cháo Hạt Sen này không chỉ dành cho người lớn mà trẻ em bước vào giai đoạn ăn dặm cũng hoàn toàn có thể ăn món này được bởi sự lành tính của nó đối với hệ tiêu hóa. Anh chị có thể tăng cường sử dụng hạt sen trong thực đơn của trẻ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Hạt sen chứa rất nhiều canxi, điều này vô cùng có ích cho việc phát triển xương và răng của các bé. Ăn hạt sen cũng tương tự như việc cho trẻ uống sữa để xương chắc khỏe và giúp bé cao lớn hơn.
Có thể anh chị sẽ quan tâm: Trẻ Ăn Hạt Sen Có Tốt Không?
Ngoài ra, hạt sen còn giúp các bé tăng cảm giác thèm ăn và cực kỳ tốt cho tiêu hóa của trẻ. Với hàm lượng chất tự nhiên có nhiều trong hạt sen, giúp mang lại cảm giác ngon miệng. Điều này giúp hỗ trợ chứng biếng ăn ở trẻ đã được các chuyên gia dinh dưỡng chứng minh. Các vitamin và khoáng chất trong hạt sen còn giúp hạn chế các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, khó tiêu, từ đó giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý tham khảo liều lượng sử dụng cho con nhỏ với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tránh biến hạt sen thành nguyên nhân gây khó tiêu và phản tác dụng, đồng thời chỉ cho các bé từ 7 tháng tuổi ăn cháo hạt sen mà phải dưới hình thức xay nhuyễn nữa nhé. Dưới đây tôi sẽ gợi ý 3 Cách nấu món cháo Hạt Sen ngon có thể sử dụng cho bé đang trong quá trình tập ăn.
4.1. Cháo gà Hạt Sen cho bé ăn dặm
Món cháo này với ưu điểm là vô cùng dễ nấu, chi phí lại vừa phải, rất phù hợp cho bữa sáng.
Nguyên liệu nấu cháo gà hạt sen cần chuẩn bị:
- Thịt gà: 200 gram.
- Hạt sen: 100 gram.
- Gạo tẻ: 100 gram.
- Gạo nếp: 30 gram.
- Đậu xanh: 30 gram.
- Cà rốt : 1 củ cỡ vừa
- Gia vị: hành lá, tía tô, hạt nêm, nước mắm, hành tím, dầu ăn cho trẻ ăn dặm.
Cách nấu cháo gà hạt sen:
- Hạt sen rửa sạch, bóc vỏ.
- Đậu xanh nhặt bỏ hạt sâu lép, đãi sạch, ngâm trong nước ít nhất 2 giờ. Nếu bé không thích ăn vỏ đậu xanh lẫn trong cháo, anh chị có thể ngâm đậu xanh cho thật nở, đãi bỏ vỏ hoặc mua đậu xanh cà về ngâm, đãi cho thật sạch rồi nấu cho bé ăn.
- Gạo nếp cùng gạo tẻ trộn chung, vo sạch rồi ngâm tầm 20 phút. Tùy vào mỗi bé mà mẹ có thể giã giập gạo để khi nấu xong hạt cháo vỡ nhỏ. Lý do thêm gạo nếp vào là để tăng hương vị cho món cháo thêm ngon hơn.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, bào mỏng, phi vàng.
- Hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
- Thịt gà rửa với nước muối loãng, luộc chín, để nguội, sau đó xé nhỏ. Lưu ý là anh chị nên giữ lại nước luộc gà để nấu cháo.
- Cho gạo, đậu xanh và hạt sen vào nồi nước luộc gà, thêm nước vừa phải. Nấu cho đến khi cháo chín nhừ rồi nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị của bé, nêm hành lá, tía tô vào, đảo đều cho chín.
- Tắt bếp, múc cháo ra chén, cho thịt gà đã xé vào, rắc chút hành phi lên, cho 1 thìa dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào trộn đều, cho bé dùng khi cháo còn ấm.
4.2. Cách nấu cháo tôm Hạt sen
Cách nấu cháo hạt sen cho bé theo công thức này sẽ cung cấp rất nhiều vitamin cho trẻ. Đặc biệt là vitamin A và D rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và xương. Với trẻ mới tập ăn dặm, cách cháo hạt sen cho bé 6 tháng tuổi là sau khi nấu xong, mẹ dằm thật nát hoặc xay nhuyễn để trẻ ăn không bị lợn cợn nhé.
Nguyên liệu nấu cháo tôm hạt sen cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 50 gram.
- Gạo tẻ: 100 gram.
- Tôm: 150 gram.
- Hạt sen: 100 gram.
- Hành khô.
- Ngò rí (rau mùi).
- Dầu ăn cho trẻ ăn dặm, hạt nêm, muối…
Cách nấu cháo hạt sen cho bé với tôm:
- Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch, ngâm tầm 2 giờ để rút ngắn thời gian nấu.
- Tôm làm sạch, bóc vỏ và khứa lưng để loại bỏ chỉ đen, thái hạt lựu.
- Hạt sen: Anh chị cũng sơ chế như món ăn đã trình bày ở trên. Nếu dùng hạt khô, anh nên ngâm trước để hạt nở nhằm rút ngắn thời gian nấu.
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, băm nhuyễn.
- Ngò rí rửa sạch, thái nhỏ.
- Đặt chảo lên bếp, chảo nóng cho hành vào phi thơm, cho tôm vào xào cho săn.
- Cho hạt sen, gạo và nước nồi ninh nhừ. Khi cháo đã nhừ, anh chị cho thịt tôm đã xào cùng ngò rí thái nhỏ vào, đảo đều. Nếu bé trên 1 tuổi, anh chị có thể nêm một tí ít muối và hạt nêm cho đậm vị.
- Chờ cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, đợi nguội, cho 1 thìa dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm vào trộn đều và cho trẻ dùng khi cháo còn ấm.
4.3. Cách nấu cháo Bồ câu Hạt Sen
Thịt chim bồ câu vốn dĩ là thực phẩm giàu dinh dưỡng luôn được đón đầu trong căn bếp tại nhà. Nay lại được kết hợp với hạt sen thì tôi tin rằng đây sẽ là món ăn đáng cân nhắc đấy.
Nguyên liệu nấu cháo bồ câu hạt sen cần chuẩn bị:
- 1 con chim bồ câu.
- 150gr hạt sen.
- Hành tím băm.
- Tỏi băm.
- Gạo tẻ 1 nắm.
- Gạo nếp 1 nắm.
- Gia vị: Nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, tiêu, đường, muối.
Cách nấu cháo bồ câu hạt sen:
- Hạt sen đem ngâm trong khoảng 30 phút - 1 tiếng cho thật mềm (đối với hạt sen tươi có thể ngâm ít thời gian hơn).
- Gạo nếp, gạo tẻ cũng ngâm tầm 2 tiếng để có thể rút ngắn thời gian nấu cũng như nấu cho dễ nhừ. Có thể rang gạo sơ qua trước để tăng thơm phần thơm cho món cháo
- Chim bồ câu đem rửa sạch với nước muối loãng, bỏ đi phần phổi để loại bỏ mùi hôi khi nấu, rửa sạch lại và để ráo nước. Thịt chim bồ câu sau khi để ráo nước, anh chị ướp với 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh dầu ăn, thêm vào 1 muỗng cà phê tiêu xay, hành tỏi băm nhuyễn. Bạn đeo bao tay và xát đều gia vị vào bên trong và ngoài để thịt bồ câu nhanh thấm gia vị. Cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp chừng 1 tiếng đồng hồ giúp thấm thịt và ngon hơn.
- Sau khi ngâm gạo xong thì cho vào nấu cùng lượt với hạt sen, ninh cho thật nhừ và mịn. Tiếp đến, cho chim bồ câu vào hầm mềm. Anh chị tiếp tục nấu cho đến khi cháo nhuyễn và chim bồ câu cũng mềm. Lúc này, anh chị nêm vào cháo ½ muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm và nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
- Vậy là đã xong món ăn cháo bồ câu hạt sen vô cùng đơn giản nhưng lại vô cùng dinh dưỡng mà bất cứ ai cũng có thể ăn được tại nhà.
Tôi tin với sự hướng dẫn chi tiết cũng như những mẹo giúp cho món cháo này trở ngon hơn sẽ khiến cho các mẹ tự tin khi bước vào căn bếp làm đồ ăn cho các bé và gia đình nhé. Chúc cho các mẹ thành công với món Cháo Hạt sen dù nấu với bất kì nguyên liệu gì.
5. Gợi ý cách ăn Cháo Hạt Sen ngon
Tùy mục đích mà nấu cháo kết hợp với nguyên liệu gì
Tùy mục đích mà nấu cháo khác nhau sao cho hợp với thể trạng của người ốm đau, mệt mỏi... đôi khi căng thẳng vì chăm sóc người bệnh. Vì vậy muốn có nồi cháo ăn ngon miệng, nhanh phục hồi sức khỏe cần lên thực đơn cháo mỗi ngày bằng các nguyên liệu theo khẩu vị, sở thích của người ăn (chú ý các món kiêng khem cho người bệnh kẻo lại gây hại cho sức khỏe). Theo đó:
- Người ốm, mệt phổ biến cần ăn cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo thịt bằm, cháo cá hồi, cháo tôm…
- Người bị cảm cúm, mệt mỏi nên ăn cháo thịt băm gừng tươi, cháo bí đỏ, cháo hành tiêu…
- Người bình thường, người khỏe, hoặc người đã hồi phục tốt thì cho ăn xen kẽ cháo hàu, cháo nấm, cháo cải bó xôi, cháo tôm, cháo cá chép…
- Những ngày lạnh lẽo nên ăn cháo sườn, cháo cá giải cảm rất tốt.
- Trẻ em ăn dặm thì có thể ăn cháo gà, cháo cá, cháo lươn...
Và dù là món cháo nào thì anh chị cũng cần ăn nóng, thêm các rau gia vị cũng là thảo dược như tía tô cắt nhỏ, gừng cắt sợi, rắc hạt tiêu thật nhiều để phát huy công dụng giải độc của món cháo.
Bí quyết để bất kì nồi cháo nào cũng ngon
Bí quyết nấu cháo ngon đơn giản và dễ dàng hơn với công đoạn chuẩn bị và chế biến, nhưng cần lưu ý:
- Chọn nguyên liệu tươi ngon và sạch. Nên nấu cháo và nguyên liệu riêng, sau đó kết hợp lại để đảm bảo hương vị của từng loại nguyên liệu.
- Gạo nấu cháo cần là gạo mới, dẻo và thơm để cháo có vị béo ngọt, hương thơm của gạo (không nên dùng gạo nở nấu cháo vì khô hạt và nhạt nhẽo). Cách 1 là trộn gạo tẻ với một ít gạo nếp tạo độ quánh vừa phải, tăng hương vị (nên ngâm trước khi nấu sẽ nhừ và ngon hơn). Cách 2 là rang vàng gạo trước khi nấu càng thêm thơm ngon hơn.
- Chọn nồi nấu cháo nên dùng nồi có đế dày, nồi đất, hoặc nồi không dính, miệng nhỏ thành cao để cháo sôi không bị trào, hoặc dính đáy. Nồi áp suất, nồi cơm điện nấu cháo cũng ngon, nhưng phải khéo canh lửa và nước để cháo không bị trào mà khó rửa, lâu dài có thể hỏng nồi.
- Nước nấu cháo tỷ lệ 1 gạo 3 nước sẽ vừa ngon. Đun nước hơi nóng mới đổ gạo vào. Nếu cần thêm nước thì chờ nước gần cạn mới đổ thêm nước sôi vào (vì đổ thêm nước lạnh làm cháo giảm mất hương vị).
- Nấu cháo không nên đậy nắp nồi để tránh cháo bị trào. Lúc đầu cần đun to lửa cho cháo sôi bùng lên, rồi hạ lửa ninh tới khi gạo nở bung là đã nhừ. Cháo sôi mới dùng muôi to để khuấy cháo giúp gạo không bị dính nồi, và thỉnh thoảng lại khuấy lại. Lưu ý là khuấy cháo theo 1 chiều kẻo quấy ngược lại cháo nóng bắn ra dễ bị bỏng. Khi gạo đã nở bung thì khuấy thêm một lúc rồi tắt lửa, đậy nắp để yên 30 phút thì cháo mới ngon.
Bài viết ngày hôm nay là những thông tin mà tôi đã tìm hiểu cũng như cảm thấy rất hữu ích đến các anh chị. Hi vọng anh chị sẽ có được sự lựa chọn cũng như những món ăn tốt nhất để phục vụ cho gia đình nhỏ của mình. Hãy đón xem nhiều bài blog chia sẻ khác từ tôi nữa nhé.
Thanks for your reading !
from Hạt Điều Bác Tâm with ♥