1. Cây Hạnh Nhân là gì?
Hạt hạnh nhân là loại thực phẩm phổ biến mà có lẽ người Việt đã khá quen mặt gọi tên rồi. Nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng có cơ hội tìm hiểu về cây hạnh nhân, tổ ấm của loại hạt thơm ngon dinh dưỡng này.
1.1. Nguồn gốc Cây Hạnh Nhân
Cây lấy hạt dinh dưỡng thì có nhiều lọai nhưng cây hạnh nhân chính mới chính là cái tên có tuổi đời đáng nể nhất anh chị ạ. Nó đã được ghi danh trong sổ sách dược liệu và thực phẩm ngay từ thời cổ đại của nhân loại. Có nhiều lời đồn đại xoay quanh nguồn gốc của cây nhưng phổ nhất nhất chính là các vùng Trung Đông, dọc theo bờ địa Trung Hải vào phía bắc châu Phi và một phần phân bố nhỏ ở Nam Á.
Ở các vùng Levant, nguời dân bản địa phát hiện loại cây hoang mọc bên đường nên đem về gieo trồng rồi dần dần các giống cây thuần hóa được sản sinh tấp nập. Nhờ sự vô tình này mà từ một loại cây không tên tuổi nó đã trở thành nguồn thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe cho đến tận thời đại sau.
Cây hạnh nhân thuần hóa xuất hiện vào thời kỳ đố đồng khoảng 3000 năm trước công nguyên, một số nghiên cứu khảo cổ khác còn phát hiện quả hạnh nhân trong lăng mộ cổ kính của Tutankhamun ở Ai Cập. Chính vì vậy nó được mệnh danh là loại cây ăn quả được thuần hóa sớm nhất trên thế giới.
Đôi lúc nghĩ vui phải cám ơn sự vô tình của tổ tiên chúng ta mà ngày nay mới có những hạt hạnh nhân béo tròn, ngậy vị ăn ngon miệng các anh chị nhỉ ^^
1.2. Đặc điểm thực vật
Đây là loại cây rụng lá tức là cứ tới đúng mùa thì lá của cây rụng nhiều lắm, nếu không có kiến thức trồng trọt dễ bị nhầm rằng cây đang bệnh héo. Cây phát triển tươi tốt bình thường thì cao tầm cỡ 6 mét. Một số cây có thể thấp hơn tầm 4-5 mét và cao vượt trội 10 mét. Thân cây có đường kính khoảng 30cm với các cành non thường có màu xanh và chuyển sang tím nhạt khi ra nắng. Về dần thời gian màu sắc của cành có sự nhạt màu và thường thấy nhất là màu xám.
Lá hạnh nhân dài tầm 7 - 13 cm, mép lá có răng cưa khá thú vị. Hoa hạnh nhân là hoa năm cánh với hai màu phổ biến là trắng và hồng nhạt. Các loại hoa cây hạt dinh dưỡng thường có màu đẹp lắm các anh chị ạ, như cây điều có màu hoa tím rất bắt mắt. Hoa thường mọc theo cặp và ra hoa trước khi thay lá vào mùa xuân. Loài hoa này đẹp đến mức khiến họa sĩ nổi tiếng thế giới Vincent van Gogh phải đưa vào tác phẩm Hoa Hạnh Nhân của mình.
Có một sự thật thú vị là cái tên "hạt hạnh nhân" thật ra chưa chính xác đâu các anh chị. Gọi đúng nhất vẫn là quả hạnh nhân hay còn được biết đến với cái tên là quả hạnh đào. Về tên gọi của gia phả hạnh nhân khá đặc biệt vì chủ yếu quen gì thì gọi đấy cho tiện. Cây thì là cây hạnh nhân nhưng gọi quen là quả hạnh đào và phổ biến nhất là hạt hạnh nhân.
Hạt mà chúng ta ăn là phần nhân của quả, thường mỗi quả sẽ cho một hạt, đôi khi là hai hạt. Quả hạnh nhân là quả hột cứng và có kích thước khoảng 3,5 - 6 cm. Sau khi quả chín vỏ sẽ tự động tách ra để quá trình thu hoạch hạt dễ dàng hơn.
Muốn ăn được hạt hạnh nhân béo ngậy ở bên trong phải tách qua lớp vỏ da dày bao phủ bên ngoài có màu xanh xám, bên trong là một khoang vỏ mỏng hơn có màu gỗ, tách được lớp vỏ này mới đến phần hạt có thể ăn được. Hạt hạnh nhân có bề mặt hơi nhăn, màu nâu ngả vàng gỗ nên đôi khi bị nhầm là lớp vỏ thứ ba. Nhưng anh chị cứ yên tâm vì bẻ đôi hạt sẽ là phần nhân trắng sữa, rất thơm và ngon ^^.
1.3. Điều kiện khí hậu
Cây phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu ôn hòa Địa Trung Hải: mùa hè thì ấm áp, khô ráo chứ không hanh khô và mùa đông thì ẩm ướt, ôn hòa chứ không quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất đảm bảo cây phát triển tốt là tầm 15 - 30 độ C. Cũng vì đặc điểm khí hậu này mà giống cây hạnh nhân được gieo trồng ở khắp nhiều châu lục sau này, trong số đó có cả Việt Nam nước ta.
1.4. Mùa thu hoạch Cây Hạnh Nhân
Mất khoảng 3 năm vun trồng cây sẽ đem lại quả ngọt cho giá trị lao động của người gieo trồng. Tức là lúc quả hạnh nhân đã cho hạt khá ổn định và có thể đem đi bán tuy nhiên sự ổn định tốt nhất vẫn cần đầy đủ 5 - 6 năm.
Quả có thể thu hoạch được sau khi cây ra hoa, vụ mùa thường rơi vào mùa thu (tháng 7 - tháng 8). Quả chín chuyển màu hồng nhạt hoặc rơi rụng xuống đất, người dân sẽ thu hoạch quả và tiến hành sơ chế cơ bản, lưu trữ bảo quản để chờ người mua đem về xưởng sản xuất hạt thành phẩm.
1.5. Các loại Cây Hạnh Nhân
Anh chị có từng nghe lời đồn về việc hạnh nhân có độc chưa? Thật ra đây là một sự nhầm lẫn nhỏ thôi. Cây hạnh nhân phổ biến có hai loại là hạnh nhân đắng và hạnh nhân ngọt. Loại hạnh nhân đắng thường được trồng với nhu cầu làm cây cảnh chứ không để lấy hạt.
Người ta nhận thấy giống hạnh nhân đắng có chứa hoạt chất nguy cơ biến đổi thành chất độc và gây nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy tuyệt đối không sử dụng hạnh nhân đắng cho mục đích sử dụng khác ngoài làm cảnh.
Hiện nay, sản phẩm hạnh nhân trên thị trường là từ cây hạnh nhân ngọt, loại này là phổ biến nhất nên anh chị hoàn toàn có thể yên tâm. Hạnh nhân ngọt được chế biến thành nhiều loại thành phẩm như: hạnh nhân lát hay ăn chè khúc bạch nè các anh chị, hạnh nhân nguyên hạt thì dùng để rang tẩm vị ăn rất ngon.
Tham khảo một số loại hạt hạnh nhân tẩm vị sau nhé:
2. Cây Hạnh Nhân được trồng ở đâu?
Cây hạnh nhân là loài thực vật xứ lạnh, phát triển mạnh ở châu Âu. Có thể nói cây khá dễ tính nên những đòi hỏi về điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng không quá phức tạp nên thường có thể thích nghi, sinh trưởng nhanh và phát triển tốt.
2.1. Trên thế giới
Giống hạnh nhân được gieo trồng khắp các châu lục và ghi nhận sự phổ biến ở các nước như Mỹ, Tây Ban Nha, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc...Mỹ dẫn đầu với 55% tổng sản lượng hạt trên thế giới nhờ vào 400.000 ha và 6 giống hạnh nhân đa dạng trải khắp. Hiện nay, bang California của Mỹ đã trở thành nơi trồng và xuất khẩu hạt hạnh nhân hàng đầu thế giới.
Cây hạnh nhân ở Tây Bang Nha được trồng ở khắp các vùng như Catalonia, Valencia, Murcia, Andalusia...Đây là nước được ghi nhận có nhiều loại hạnh nhân đặc biệt nhất, hạt có kích thước tương đối ngắn, tròn và ngọt hơn các loại khác.
Thủ phủ cây hạnh nhân ở Nam bán cầu chính là nước Úc, nơi nổi bật với các vườn hạnh nhân bạt ngàn nằm dọc theo hàng lang sông Muray. Úc và Mỹ là hai thương hiệu hạnh nhân được ưa chuộng nhất ở thị trường Việt Nam.
2.2. Ở Việt Nam
Cây Hạnh Nhân có trồng được ở Việt Nam không? Câu trả lời là có nhé các anh chị. Ở Việt Nam cây được trồng chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và tập trung ở các tỉnh như Sapa, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...Sở dĩ vì đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của vùng này là gần nhất với đặc điểm thích nghi của cây hạnh nhân. Tuy nhiên sản lượng hạt hạnh nhân ở Việt Nam vẫn chưa cao và chưa đủ sức cạnh tranh với loại hạt nhập khẩu.
Tìm hiểu về giá của các loại hạnh nhân trong bài viết sau: Hạnh Nhân Giá Bao Nhiêu?
3. Kĩ thuật trồng Cây Hạnh Nhân
3.1. Các giống cây
Kỹ thuật trồng cây liên quan nhiều đến các giống cây, các giống hạnh nhân bao gồm:
- Nonpareil: Loại giống lâu đời nhất, có từ naưm 1800. Cây cho quả lớn, vỏ nhẵn và khá mỏng, muốn cho được hạt tốt cần được thụ phấn từ các giống hạnh nhân khác.Một cây lớn tạo ra quả hạnh lớn, nhẵn, vỏ mỏng với 60-65% nhân có thể ăn được trên mỗi hạt. Yêu cầu thụ phấn từ các giống hạnh nhân khác để sản xuất hạt tốt.
- Tuono: Giống này có nguồn gốc từ nước Ý. Cây cho quả vỏ dày và nhiều hơn, đặc điểm này giúp bảo vệ hạt khỏi sự gây hại của sâu bướm. Giống cây không yêu cầu thụ phấn như Nonpareli.
- Mariana: Giống này chủ yếu được dùng làm gốc ghép để tạo ra những cây có kích thước nhỏ hơn.
Kỹ thuật thụ phấn
Hạnh nhana là giống cây cần có sự chú ý trong kỹ thuật thụ phấn vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng quả và hạt. Do đó mà các vườn hạnh nhân cần phải trồng hỗn hợp các giống hạnh nhân chứ không tập trung một giống. Việc thụ phấn còn phụ thuộc vào côn trùng truyền từ hoa này sang hoa khác vì vậy người trồng phải đảm bảo có đủ lượng côn trùng và đủ khả năng kiểm soát để không phản tác dụng làm hại cây.
Mỗi tháng Hai các vườn hạnh nhân tại Hoa Kỳ lại đón nhận sự kiện thụ phấn với quy mô tầm cỡ hơn 1 triệu tổ ong. Tuy nhiên quá trình thụ phấn này đã phản ánh hậu quả về mặt chi phí tốn kém, một số nhà nghiên cứu đã phát triển những giống cây có khả năng tự thụ phấn đem đến hương vị và năng suất cao.
Nhưng khó có chuyện trọn vẹn cả hai mặt, giống tự thụ phấn sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao như giống thông thường.
3.2. Tỉa cây và phân bón
Tỉa cây hạnh nhân nhằm đảm bảo cho sự phát triển về hình dạng của cây, giúp củng cố chất lượng quả và hạt. Tỉa cây là loại bỏ những cành gãy, yếu hoặc bị sâu bệnh, loại bỏ cả phần gỗ cũ, tồn đọng mầm nước. Khi cây còn nhỏ tuổi thì cắt tỉa cây một lần mỗi năm thôi và tăng lên 2 lần mỗi năm khi cây trưởng thành.
Hình dạng tỉa cây phổ biến nhất là hình bình hoa với khoảng 4 nhánh chính, nghiêng góc 50 độ so với thân cây tạo điều kiện cho công tác thu hoạch dễ dàng hơn.
Cành rồi thì lại đến rễ, mà rễ lại chịu ảnh hưởng của công tác phân bón. Đối với cây nhỏ tuổi tầm 1-3 năm thì khi bón phân phải phân bổ nhiều vị trí chứ không tập trung một gốc. Cây hạnh có nhu cầu lớn về Nito và Kali nên người trồng phải chú ý bón phân NPK và bổ sung kali sunfat cho mỗi caya trưởng thành để tránh tình trạng thiếu hụt. Mỗi tháng phun nước mật độ cao cho cây 5 lần.
3.3. Cách tự trồng Cây Hạnh Nhân bằng hạt hạnh nhân
Có thể tự trồng cây hạnh nhân không?
Anh chị có thể tự trồng cây hạnh nhân từ chính hạt hạnh nhân tươi chưa qua sơ chế. Tuy nhiên cách trồng cây tốt nhất vẫn là thông qua cây non vì cây không tự thụ phấn mà để tạo ra cây mang hạt từ hạt thì cần phải có thụ phấn chéo. Điều này đòi hỏi diện tích đất trồng lớn và kĩ thuật trồng cao, thích hợp cho nhu cầu thương mại nhiều hơn.
Cách trồng cây hạnh nhân
Chia sẻ với các anh chị trước là việc trồng cây hạnh đòi hỏi cả về tài chính và nhân lực nên phải có sự đầu tư tốt chứ không nên trồng cho vui vì khá là mất thời gian cũng như không đem lại hiệu quả. Một số bước trong quá trình trồng cây:
Địa điểm trồng đón nắng: Hãy đảm bảo địa trồng cây đủ rộng rãi về không gian vì cây khi phát triển sẽ rất cao lớn. Cây hạnh nhân cần có đủ ánh nắng mặt trời và đất mùn thoát nước để phát triển tươi tốt. Lưu ý là địa điểm trồng cây phải đón nắng, cách xa các tòa nhà, đường dây điện, các cây xanh khác từ 15-20 feet.
Chuẩn bị cây non: Anh chị cần phải có một cây non từ hạt hạnh nhân đã lên mầm để dễ dàng hơn trong việc trồng cây. Cách để có cây non như sau: ủ hạt hạnh nhân tươi trong đất mùn có trộn với bã dừa, đổ một ít nước cho đất ẩm và chờ trong 5-10 ngày. Hạt khi lên mầm sẽ phình to, lúc này các anh chị sử dụng vòi nước làm sạch rễ cây non để đảm bảo cây không bị ngậm nước và tiếp xúc với đất tốt hơn.
Đào hố trồng cây: Đào một lỗ sâu để chứa toàn bộ rễ của cây, thường là 18-24 inch. Đảm bảo hố đủ sâu bằng cách ướm cây vào bên trong và nhẹ nhàng đào thêm đất để điều chỉnh. Tuyệt đối không ép rễ cây non quá mạnh vào lòng đất vì không tốt cho cây.
Trồng cây: Sau khi đặt cây vào thì anh chị lấp hố bằng loại đất thoát nước tốt để cây không bị úng. Lấp đất thật chặt để loại bỏ khí dư thừa trong lòng đất, tưới một ít nước cho cây và đặt một tấm màng phủ bao quanh gốc để giữ độ ẩm của đất.
Tỉa cành: Để tập trung toàn bộ sự phát triển cho thân và cành cây hạnh nhân, hãy chủ động cắt bỏ những nhánh cây nhỏ mọc gần gốc cây, cắt tỉa cây non. Và việc tiếp theo chính là sự kiên nhẫn vun đắp cho cây mỗi ngày. Thời gian ngủ đông của cây thường kéo dài khoảng 5 năm từ lúc chỉ còn là một mầm xanh đến khi vươn cao trưởng thành. Quá trình đòi hỏi sự cần mẩn của người trồng và thành quả sẽ vô cùng xứng đáng với những quả ngọt cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ^^.
3.4. Cách chăm sóc Cây Hạnh Nhân
Để quá trình nuôi dưỡng cây diễn ra suôn sẻ, hãy đảm bảo một chế độ chăm sóc cây tốt nhất.
Tưới nước cây thường xuyên: Mặc dù loại cây cổ đại này có khả năng chịu hạn và phát triển tốt trong điều kiện mùa hè khô nóng nhưng khi cây còn nhỏ hãy đảm bảo tưới nước thường xuyên, ít nhất là một lần một tuần. Chỉ khi nào mưa lớn thì anh chị có thể bỏ qua tuần tưới nước đó và đồng thời cố gắng giữ cho cây đủ nước, không bị úng và thối rễ.
Bón phân vào mùa xuân: Thời điểm bón phân tốt nhất là vào mùa xuân, cây còn nhỏ rất cần được cung cấp một lượng đạm nhất định trong suốt quá trình sinh trưởng. Khi cây trưởng thành việc bón phân sẽ ít thường xuyên hơn. Khi cây ra quả hãy sử dụng thêm lượng phân ure để chăm sóc cho cây.
Sâu bệnh: Cây hạnh nhân có thể bị tấn công bởi một loạt các sinh vật gây hại, bao gồm côn trùng, nấm bệnh, vi rút thực vật và vi khuẩn
Mặc dù là một giống cây khá dễ tính nhưng cây lại dễ bị nhiễm một số loại sâu bệnh đặc biệt khi vào mùa đông. Một số loại sâu khác sẽ đục cây và ảnh hưởng đến chất lượng ra quả, ước chừng thời điểm sâu bệnh để đẩy nhanh tốc độ thu hoạch quả và hạt tốt hơn. Nếu sự phát triển của cây bị chậm lại hoặc thấy phân của bọ ở gần gốc cây thì anh chị hãy chủ động phun thuốc để bảo vệ tâm huyết của mình nhé.
Bảo vệ cây khỏi bệnh tật: Khi vỏ của quả hạnh nhân bị tác động ngoài ý muốn thì cây rất dễ bị hư bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng quả chín và độ ngon của hạt. Hãy đảm bảo dụng cụ cắt tỉa, dụng cụ thu hoạch thật sạch sẽ và tiến hành các bước lấy hạt theo trình tự khoa học nhất.
4. Ứng dụng của Cây Hạnh Nhân
4.1. Ý nghĩa của Cây Hạnh Nhân
Ngay từ xa xưa, cây hạnh nhân đã trở thành một phát hiện tuyệt vời của người dân khi đem đến một nguồn lương thực tươi mới mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe. Một số sử sách ghi lại cho thấy hạnh nhân còn được xếp vào nhóm dược liệu quý giá dùng để chữa bệnh.
Cây hạnh nhân được đánh giá là loại cây ăn quả ưu tú trong thế giới thực vật, vừa đem lại giá trị về nguồn thực phẩm ngon lành, bổ dưỡng, vừa đem lại giá trị kinh tế và thương mại cho người nuôi trồng. Thị trường hạnh nhân ngày càng lớn mạnh chứng tỏ giá trị kinh tế mà loại cây này đem đến cho cuộc sống của chúng ta là vô cùng lớn lao.
Giá của hạnh nhân bán ra trên thị trường thuộc phân khúc cao trong giới thực phẩm, nó có ý nghĩa trong vấn đề giải quyết việc làm và đảm bảo cuộc sống an sinh cho nhiều người trong thị trường.
4.2. Cây Hạnh Nhân chữa bệnh gì?
Không phải tự nhiên mà hạnh nhân được mệnh danh là loại hạt khô lâu đời và bổ dưỡng nhất trên thế giới. Hàm lượng dinh dưỡng và những tác dụng của hạt đem đến là vô cùng ấn tượng.
4.3. Giá trị dinh dưỡng của Hạnh Nhân
Trong 100g hạt hạnh nhân, các chuyên gia dinh dưỡng ghi nhận các thành phần dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 578 kcal
- Chất đạm: 22 g; Chất xơ: 12 g; Đường: 5 g; Cacbohydrat 20 g
- Chất béo bao gồm chất béo bão hòa 4 g và chất béo không bão hòa đơn 32 g; chất béo không bão hòa đa 12 g
- Vitamin chủ yếu là Vitamin E với 26.22mg và còn lại là vitamin B như: Vitamin B1 0.24 mg; Vitamin B2 0.8 mg; Vitamin B3 4 mg; Vitamin B5 0.3 mg; Vitamin B6 0.13 mg; Vitamin B9 29 μg, một lượng nhỏ vitamin D.
- Các loại chất khoáng thiết yếu như: Canxi 248 mg; Sắt 4 mg; Magiê 275 mg; Phốt pho 474 mg; Kali 728 mg; Kẽm 3 mg
- Một số loại chất khác như selenium...
Hàm lượng dinh dưỡng đó được ấp ủ trong suốt nhiều năm vun trồng cây hạnh nhân, một loại hạt nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều dưỡng chất vô cùng các anh chị ạ!
4.4. Tác dụng của Hạnh Nhân đối với sức khỏe
Không phải tự nhiên mà hạt hạnh nhân được ghi vào sách dược liệu quý của người xưa, có thể kể đến một số tác dụng của hạnh nhân như sau:
Phòng ngừa bệnh tim: Các chất béo bão hòa lành mạnh có trong hạt giúp loại bỏ các cholesterol xấu hay còn gọi là LDL, bên cạnh đó thúc đẩy sản sinh các cholesterol tốt cho cơ thể. Tác động này giúp loại bỏ các yếu tố tạo nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng một trái tim khỏe.
Giảm huyết áp: Hạnh nhân là loại thực phẩm rất được khuyên dùng cho người già bởi lẽ các chất khoáng thiết yếu như magie, kẽm, kali... có trong hạt giúp điều hòa huyết áp ổn định, cải thiện tình trạng cao huyết áp thường gặp ở người già.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Khá là bất ngờ khi hạt hạnh nhân có tác dụng giảm cân các anh chị nhỉ? Hạt giàu năng lượng nhưng cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 80% vừa đủ thôi, bù lại hạt lại rất giàu chất xơ và protein.
Nhờ vậy mà khi ăn một lượng hạnh nhân trước bữa chính sẽ giúp anh chị cảm thấy no lâu mà khi no lâu rồi sẽ hạn chế đói vặt và giảm thiểu lượng tinh bột được hấp thụ vào cơ thể. Nhờ cơ chế này mà các chế độ ăn lành mạnh với hạnh nhân được ghi nhận hiệu quả giảm cân, giảm mỡ tích cực hơn so với các chế độ ăn phức tạp khác.
Giảm stress, cải thiện hệ thần kinh: Hạt sở hữu một lượng chất chống oxy hóa lớn cũng như lượng nhỏ selenium, vitamin E nên có tác động rất tốt đối với hệ thần kinh. Chế độ ăn hạt hạnh nhân lành mạnh có tác dụng giảm stress hiệu quả, nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh từng ngày. Tác dụng giúp tinh thần phấn chấn, cải thiện tâm trạng vui vẻ hơn sẽ thích hợp với các món ăn ngọt từ hạnh nhân như kẹo hạnh nhân, bánh ngói hạnh nhân...
Vitamin E giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già, làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Trẻ nhỏ uống sữa hạnh nhân rất tốt cho quá trình phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, nuôi dưỡng trí thông minh và khả năng sáng tạo của trẻ.
Chống viêm nhiễm và phòng ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa và vitamin E có trong hạnh nhân giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, nguyên nhân dẫn đến stress oxy hóa và viêm nhiễm. Nhờ vậy mà các chuyên gia cho rằng chế độ ăn 4 hạt hạnh nhân mỗi ngày có tác dụng phòng ngừa ung thư như ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư vú ở nữ giới...
Phát triển hệ xương: Hàm lượng canxi và các khoáng chất thiết yếu có trong hạnh nhân giúp cải thiện tình trạng loãng xương, giúp xương chắc khỏe và rèn luyện cơ thể dẻo vai.
Tác dụng làm đẹp: Nhờ vào hàm lượng vitamin E, vitamin B có trong hạt mà hạnh nhân còn khá quen mặt trong giới làm đẹp như công dụng làm mềm mịn da, cấp ẩm cho da, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
Công dụng làm đẹp này chủ yếu đến từ thành phẩm của hạt, đó là tinh dầu hạnh nhân. Vì bên trong hạt có chứa một lượng dầu thực vật rất dồi dào nên khi khai thác và thử nghiệm người ta đã phát hiện hiệu quả làm đẹp của loại hạt này. Xem ngay cách làm dầu hạnh nhân tại bài viết: Cách Làm Dầu Hạnh Nhân
Một lượng nhỏ photpho có trong hạt cũng được ghi nhận hiệu quả dưỡng ngọn tóc săn chắc, giữ móng tay khỏe tránh tình trạng gảy móng.
4.5. Ứng dụng của Cây Hạnh Nhân trong đời sống
Phần quả của cây sau khi thu hoạch sẽ được tách lấy hạt, phần hạt trải qua nhiều công đoạn chế biến mới có thể đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo. Hạt hạnh nhân tươi sau khi làm sạch hoàn toàn có thể ăn trực tiếp, khi ăn hạt anh chị sẽ cảm thấy vị bùi béo, thơm ngậy và nhai kĩ thì có vị ngọt thanh. Nói chung là ăn rất ngon, rất cuốn các anh chị ạ.
Tuy nhiên đỉnh cao của ẩm thực với hạnh nhân chính là khi các anh chị chế biến loại hạt này thành nhiều món ngon đa dạng, tôi gợi ý một số món như sau:
- Sữa Hạnh Nhân: Món ăn từ hạnh nhân được đánh giá là bổ dưỡng và tự nhiên nhất. Sữa hạt không có chất bảo quản, không đường hóa học lại bổ dưỡng và thơm béo không khác gì sữa bò nên người bị tiểu đường, người già và trẻ nhỏ có thể yên tâm thưởng thức. Xem ngay cách làm sữa hạnh nhân nhé.
- Hạnh Nhân Tẩm Vị: Vị béo của hạnh nhân mà kết hợp thêm đa dạng hương sắc nữa thì tuyệt vời các anh chị ạ. Hạnh nhân mật ong ngọt ngào, hạnh nhân rang bơ thơm nức mũi hay hạnh nhân rang muối mặn nhẹ, hạnh nhân bột cacao lạ miệng...Hạnh nhân tẩm vị sẽ là một lựa chọn ăn vặt hoàn hảo cho những giây phút thư giãn.
- Salad Hạnh Nhân: Món ăn được ưa chuộng trong chế độ ăn kiêng và eat-clean của nhiều anh chị là đây. Rau củ xanh tươi, mọng nước kết hợp với những hạt hạnh nhân giòn tan thơm phức, một ít nước sốt chua ngọt nhẹ nhẹ. Một sự kết hợp lành mạnh mà cực kì thơm ngon!
- Chè khúc bạch hạnh nhân lát: Một ly chè khúc bạch thanh mát giải nhiệt sẽ không đủ vị thơm ngon nếu thiếu đi một lớp hạnh nhân lát rang giòn bên trên. Anh chị hãy thử ngay món chè này cảm nhận rõ hương vị nhé!
- Socola hạnh nhân: Hạnh nhân béo ngậy trung hòa vị đắng nhẹ của socola, sự kết hợp không lạ cũng không quen nhưng đảm bảo sẽ đem đến cho các anh chị một hương vị khó quên đấy nhé. Xem ngay cách làm socola hạnh nhân nhé.
Ngoài ra, nếu như dầu hạnh nhân được dùng làm dưỡng chất làm đẹp thì phần bã hạnh nhân lại có công dụng làm phân bón cho các loại cây trồng khác, bột hạnh nhân dùng để làm bánh quy...
Cám ơn các anh chị đã tham khảo chia sẻ của tôi về cây hạnh nhân, tôi đã dành khá nhiều tâm huyết cho những bài viết về hạnh nhân cũng như các hạt dinh dưỡng khác trên website. Các anh chị có thể tìm hiểu qua để am hiểu về sản phẩm cuả mình trước khi quyết định mua hàng nhé! Chúc các anh chị sức khỏe.
Thanks for your reading !
from Hạt Điều Bác Tâm with ♥